Thứ năm, 09 Th12, 2021
Theo dõi PayCEC - cổng thanh toán trực tuyến quốc tế để cập nhật các xu hướng thanh toán và các tin tức tài chính thương mại mới nhất
Nếu bạn sở hữu một doanh nghiệp, bạn có thể sẽ hợp tác với một công ty B2B vào một thời điểm nào đó trong lộ trình kinh doanh của mình. Điều quan trọng là bạn phải hiểu “B2B là gì?” và “Kinh doanh B2B là gì?”, cũng như “Thanh toán B2B là gì?”, “Tại sao thanh toán B2B lại quan trọng đối với hoạt động kinh doanh B2B?” và “Làm thế nào người bán có thể tận dụng các giải pháp thanh toán B2B để thúc đẩy hoạt động kinh doanh B2B của mình?”.
Nếu bạn sở hữu một doanh nghiệp, bạn có thể sẽ hợp tác với một công ty B2B vào một thời điểm nào đó trong lộ trình kinh doanh của mình.
B2B là viết tắt của "Business to Business". Loại mô hình kinh doanh này bao gồm tất cả các công ty tạo ra sản phẩm và dịch vụ hướng đến các doanh nghiệp khác. Người tiêu dùng thường không tham gia vào loại mô hình này và chỉ có mặt ở giai đoạn sau.
Trong mô hình này, cả hai doanh nghiệp đều có lợi và có quyền thương lượng tương đương. Họ cũng tuyển dụng chuyên gia và nhân viên cố vấn pháp lý chuyên nghiệp, là những nhân sự thường xuyên tham gia vào các cuộc đàm phán với các doanh nghiệp khác.
Một số công ty hoạt động cả mô hình B2C và B2B.
Doanh nghiệp B2B là những doanh nghiệp hỗ trợ cung cấp cho các doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp B2B cung cấp nguyên liệu thô, các bộ phận hoàn thiện, dịch vụ, hoặc tư vấn mà các doanh nghiệp khác cần để vận hành, phát triển và thu lợi nhuận.
Ưu điểm | Nhược điểm |
---|---|
Khối lượng và giá trị đặt hàng lớn hơn | Quyết định mua chậm |
Tỷ lệ chuyển đổi cao hơn | Thị trường hạn chế |
Mối quan hệ bền vững hơn | Cạnh tranh khốc liệt |
Cơ cấu kinh doanh hợp lý | Khó dự báo xu hướng |
Các phần mềm dạng dịch vụ (SaaS), các công ty tiếp thị B2B, dịch vụ tính lương hộ, và các nhà cung cấp công nghiệp là một vài ví dụ về kinh doanh B2B.
Một ví dụ điển hình là điện thoại iPhone của hãng Apple. Apple sản xuất iPhone dưới nhãn hiệu của họ, nhưng chip lại nhập của Samsung. Mặc dù được coi là công ty đối thủ của nhau, nhưng song song tồn tại mối quan hệ B2B mang lại lợi ích cho cả hai.
B2B là gì? B2B (Business to Business) là hoạt động giao dịch thương mại diễn ra giữa một công ty và một công ty khác, chẳng hạn như nhà bán sỉ và nhà bán lẻ.
Thiết kế, chế tạo, và sản xuất các sản phẩm của họ. Người sản xuất có thể bán sản phẩm của họ trực tiếp cho các doanh nghiệp, hoặc gián tiếp thông qua các nhà bán lẻ hoặc đại lý.
Bán sản phẩm và dịch vụ của các công ty khác trực tiếp cho các doanh nghiệp. Các nhà bán lẻ và đại lý có thể bán trực tuyến, bán tại cửa hàng, hoặc cả hai, bao gồm cả các nhà cung cấp thương mại điện tử B2B.
Cho lời khuyên, giám sát, và thực hiện hợp đồng phụ cho các doanh nghiệp. Ví dụ như một công ty quảng cáo quản lý và thực hiện ngân sách quảng cáo hàng triệu đô la cho một thương hiệu tiêu dùng. Một dịch vụ thiết kế và xây dựng website và ứng dụng dành cho thiết bị di động cho cùng một thương hiệu.
Kinh doanh mô hình B2B trái ngược với mô hình B2C (Business to Customer) là bán trực tiếp cho khách hàng cá nhân, hay mô hình C2B (Customer to Business) là người tiêu dùng cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp (chẳng hạn như đánh giá của khách hàng hoặc tiếp thị người ảnh hưởng - Influencer).
Một số công ty hoạt động theo cả mô hình B2C và B2B. Ví dụ: một công ty tổ chức sự kiện có thể cung cấp dịch vụ tổ chức đám cưới, nhưng cũng có thể cung cấp dịch vụ tổ chức hội nghị cho các doanh nghiệp khác.
Một ví dụ điển hình khác là Google. Google hoạt động B2C và B2B kết hợp với nhau. Google nổi tiếng với dịch vụ mà nó cung cấp cho các cá nhân muốn tìm kiếm thông tin (tập trung vào B2C). Nhưng nó cũng kiếm tiền bằng cách bán dịch vụ cho các công ty trả tiền quảng cáo (định hướng theo B2B).
Mục tiêu B2B là tìm kiếm giải pháp cho nhiều vấn đề, trong khi mục tiêu B2C đang là tập trung vào một vấn đề duy nhất.
Thương mại điện tử B2B là hoạt động bán hàng hóa cho các doanh nghiệp. Ngược lại, B2C là hoạt động bán hàng cho người tiêu dùng. Sự khác biệt chính là một bên thì theo hướng chuyên nghiệp so với một bên thì theo hướng cá nhân. Nền tảng thương mại điện tử B2B là một dịch vụ trực tuyến cho phép các doanh nghiệp B2B hoạt động kinh doanh dễ dàng hơn.
Alibaba là một trong những công ty thương mại điện tử B2B lớn nhất thế giới. Trang thương mại điện tử Alibaba B2B là nơi người mua và người bán trên toàn thế giới kết nối và giao dịch. Alibaba bán hàng ở 40 lĩnh vực, phục vụ hơn 18 triệu người bán và người mua ở 240 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tương tự như Alibaba, Amazon là một thương hiệu nổi tiếng đối với nhiều khách hàng ở nhiều quốc gia khác nhau. Amazon dẫn đầu trong các doanh nghiệp thương mại điện tử B2B dưới tên Amazon Business, với doanh thu 16 tỷ đô la vào năm 2020. Nó cung cấp trọn gói bao gồm tất cả các tính năng cần thiết cho bất kỳ doanh nghiệp B2B nào, chẳng hạn như: phê duyệt quy trình công việc, thanh toán bằng hóa đơn, tài khoản nhiều người dùng…
Sử dụng nền tảng thương mại điện tử B2B mang lại nhiều lợi ích.
Có nhiều lợi thế khi sử dụng nền tảng thương mại điện tử B2B, và nó rất quan trọng đối với sự thành công khi kinh doanh B2B. Dưới đây là một số lý do tại sao sử dụng nền tảng thương mại điện tử B2B là hướng đi cần thực hiện:
Một nền tảng thương mại điện tử B2B tuyệt vời sẽ cho phép doanh nghiệp của bạn dễ dàng phát triển và mở rộng quy mô, để đáp ứng nhu cầu thị trường và kỳ vọng của khách hàng, bằng cách tạo ra các kênh bán hàng mới và tiếp cận các phân khúc thị trường mới.
Khách hàng có thể đặt hàng trực tuyến một cách tiện lợi, dịch vụ chăm sóc khách hàng có thể tập trung vào các chức năng phục vụ khách hàng thay vì phải năn nỉ khách hàng đặt hàng, và nhu cầu nhập lại dữ liệu trên các hệ thống được giảm bớt. Điều đó sẽ làm giảm đáng kể khả năng xảy ra lỗi, đẩy mạnh quá trình vận chuyển và tăng thông lượng đơn hàng.
Vì khách hàng B2B lên mạng để tìm kiếm giá của các nhà sản xuất và nhà phân phối tốt nhất, nên trang web thương mại điện tử B2B với các trang danh mục công khai là một cách hiệu quả để tiếp cận người tiêu dùng B2B mới.
Thương mại điện tử B2B cho phép bạn dễ dàng triển khai chương trình gợi ý bán kèm, cung cấp các đề xuất liên quan cho khách hàng trên trang web, và thúc đẩy họ mua các mặt hàng có liên quan hoặc các mặt hàng có nhiều tính năng và chức năng hơn.
Thương mại điện tử B2B là gì?
Thương mại điện tử B2B là viết tắt của từ Business to Business, được định nghĩa là việc giao dịch hàng hóa hoặc dịch vụ giữa các doanh nghiệp thông qua các kênh trực tuyến. Thay vì nhận đơn đặt hàng theo các cách truyền thống (qua điện thoại hoặc thư), các giao dịch thương mại điện tử B2B được thực hiện bằng kỹ thuật số, giúp giảm thiểu một lượng lớn chi phí.
Nhắc đến thương mại điện tử, người ta đã quen với nhiều tên tuổi lớn như Amazon hay Alibaba.
Tiếp thị B2B đề cập đến chiến lược hoặc nội dung tiếp thị hướng tới một doanh nghiệp hoặc tổ chức. Bất kỳ công ty nào bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho các doanh nghiệp hoặc tổ chức khác thường sử dụng chiến lược tiếp thị B2B.
Hãy xem bảng này so sánh dưới đây:
Tiếp thị B2B | Tiếp thị B2C | |
---|---|---|
Mục đích | Khách hàng tập trung vào tỉ lệ hoàn vốn, hiệu quả, và chuyên môn. | Khách hàng tìm kiếm các ưu đãi và có tính giải trí (có nghĩa là hoạt động tiếp thị cần phải vui vẻ hơn). |
Động lực mua hàng | Khách hàng được thúc đẩy bởi sự tính toán kỹ lưỡng và khuyến khích tài chính. | Khách hàng bị chi phối bởi cảm xúc. |
Drivers | Khách hàng muốn được giới thiệu sản phẩm (là khi tiếp thị nội dung B2B xuất hiện). | Khách hàng đánh giá cao sự giới thiệu sản phẩm, nhưng không phải lúc nào cũng cần nó mới đưa ra quyết định mua hàng. |
Quy trình mua hàng | Khách hàng thích tương tác với người quản lý tài khoản và nhân viên bán hàng. | Khách hàng thích mua hàng trực tiếp. |
Những người tham gia vào việc mua hàng | Khách hàng mua các giải pháp dài hạn, dẫn đến chu kỳ bán hàng dài hơn, hợp đồng dài hơn, và mối quan hệ lâu dài hơn với các công ty. | Khách hàng không nhất thiết phải tìm kiếm các giải pháp lâu dài hoặc các mối quan hệ lâu dài. |
Tiếp thị nội dung B2B là sử dụng nội dung để thu hút khán giả, xây dựng nhận thức về thương hiệu, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, và thúc đẩy doanh số bán hàng. Nội dung B2B thành công là nội dung được viết để cung cấp nhiều thông tin và được thể hiện chuyên nghiệp.
Tiếp thị qua email B2B có tỷ lệ nhấp chuột và chuyển đổi cao nhất so với bất kỳ kênh nào và cho phép cá nhân hóa rất nhiều.
Điều chỉnh hoạt động tiếp thị trên mạng xã hội để phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng mà vẫn truyền tải được giá trị mà bạn mang lại.
Bạn có biết rằng 57% các nhà tiếp thị trong nước đã có được khách hàng tiềm năng từ LinkedIn, 52% từ Facebook và 44% từ Twitter? Phương tiện truyền thông xã hội sẽ giúp ích cho việc kinh doanh B2B của bạn! (Nguồn: emarketer.com).
Nếu bạn điều hành một doanh nghiệp B2B, hãy đảm bảo rằng hoạt động tiếp thị B2B mà bạn đang thực hiện là hợp lý, chứ không phải là một phiên bản chấp vá của B2C.
Thanh toán B2B là các giao dịch được xử lý giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Thanh toán B2B được thực hiện giữa các tập đoàn, công ty khởi nghiệp, nhà bán lẻ, đại lý....
Mặc dù tương tự như thanh toán B2C, thanh toán B2B có các quy trình bổ sung khiến nó phức tạp hơn. Thanh toán B2B khác với thanh toán B2C về quy mô, khối lượng, và các khía cạnh khác, vì vậy các giải pháp thanh toán B2B được xây dựng đặc biệt để xử lý quá trình thanh toán B2B.
Một doanh nghiệp B2B có thể trả tiền cho nhà cung cấp thiết bị văn phòng, hoặc chủ nhà hàng có thể trả tiền cho rau củ, trái cây, và thịt từ nhà cung cấp nguyên liệu của họ. Nói chung, bất cứ khi nào một doanh nghiệp lập hóa đơn cho một doanh nghiệp khác, nó sẽ tạo ra một hoạt động thanh toán B2B.
Hệ thống thanh toán B2B là hệ thống mà doanh nghiệp B2B sử dụng để xử lý các khoản thanh toán, và những hệ thống tốt nhất thường đi kèm với một vài tính năng bổ sung.
Nhiều hệ thống thanh toán B2B cung cấp các đánh giá về tín dụng của người mua. Điều này cho phép người bán giới hạn tín dụng mà họ cung cấp, hoặc cảm thấy an toàn hơn khi bán hàng cho người mua.
Báo cáo là tính năng quan trọng nhất của hệ thống thanh toán B2B. Hệ thống thanh toán B2B tốt nhất, ví dụ như như hệ thống thanh toán B2B của PayCEC, bao gồm khả năng gửi lời nhắc thanh toán tự động, báo cáo về các khoản thanh toán đúng hạn hoặc trễ hạn, các khoản thu...
PayCEC luôn đổi mới bằng cách liên tục nâng cấp các tính năng mới và thực hiện các điều chỉnh cho trải nghiệm khách hàng. Có nhiều yếu tố khiến cổng thanh toán B2B của PayCEC trở thành một ví dụ ấn tượng về giải pháp thanh toán B2B.
Cổng thanh toán B2B của PayCEC cung cấp nhiều phương thức thanh toán khác nhau.
Thanh toán bằng thẻ tín dụng không chỉ có thể thực hiện được trong thanh toán B2B, mà chúng ngày càng trở nên phổ biến. Cổng thanh toán B2B của PayCEC cung cấp tài khoản người bán chấp nhận thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ từ người mua trên toàn thế giới, không chỉ nâng cao quy trình chấp nhận thanh toán của khách hàng liền mạch mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị, mà còn tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và thúc đẩy doanh số bán hàng của bạn.
Chấp nhận thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ từ người mua trên toàn thế giới để đạt được lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn.
PayCEC cung cấp tính năng chấp nhận thanh toán khu vực SEPA, giúp đơn giản hóa quy trình nhận thanh toán cho doanh nghiệp B2B từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng cách cung cấp các giao dịch ngân hàng kỹ thuật số liền mạch và an toàn.
Nếu bạn là một doanh nghiệp toàn cầu, bạn chủ yếu cần quá trình xử lý thanh toán B2B trong khu vực SEPA dễ dàng, bao gồm 27 quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu (EU), 3 quốc gia thuộc Khu vực kinh tế châu Âu (EEA), và 6 quốc gia không thuộc EEA là phạm vi địa lý được mở rộng.
Kể từ khi xu hướng Bitcoin nở rộ vào tháng 12 năm 2017, tiền điện tử đã gây ra nhiều cuộc tranh luận trên toàn thế giới. Giờ đây, thanh toán bằng tiền ảo đã được chấp nhận thông qua cổng thanh toán B2B của PayCEC.
Cổng thanh toán tiền điện tử của PayCEC là doanh nghiệp dịch vụ thanh toán tiền ảo đã được cấp phép (MSB) giao dịch ngoại hối và chuyển tiền.
Bạn có thể sử dụng thẻ Visa / Mastercard / Amex hoặc ví điện tử. Ví điện tử được thiết kế để an toàn cho cả người mua và người bán. Tất cả thông tin được truyền giữa thiết bị của bạn và máy chủ của ví điện tử đều được bảo mật và mã hóa.
Khi chọn giải pháp xử lý thanh toán B2B của PayCEC, người bán mong đợi khả năng tích hợp đơn giản. Do đó, cổng thanh toán B2B của PayCEC cung cấp quy trình tích hợp dễ dàng mà không cần chuyên môn về công nghệ thông tin, để những người bán không có chuyên môn về kỹ thuật có thể tiết kiệm nhiều thời gian trong quá trình tích hợp. Bên cạnh đó, cùng với hướng dẫn chi tiết về dịch vụ, các chuyên gia quan hệ khách hàng của PayCEC luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn bất cứ khi nào bạn cần.
Cổng thanh toán B2B của PayCEC quan tâm đến nhu cầu và yêu cầu của người bán bằng cách giảm thiểu nguy cơ gian lận và lỗi thông qua các tính năng bảo mật mạnh mẽ, chẳng hạn như: bảo mật 3 lớp, mã hóa, và tuân thủ PCI DSS.
Nhà cung cấp cổng thanh toán B2B của PayCEC sẵn sàng hỗ trợ người bán bất cứ lúc nào.
Nhà cung cấp cổng thanh toán B2B của PayCEC hỗ trợ thông qua trò chuyện trực tuyến, giúp các doanh nhân có thể tương tác với các chuyên gia quan hệ khách hàng trong thời gian thực. Bằng mọi nỗ lực, cổng thanh toán B2B của PayCEC đảm bảo không có người bán nào đi vào bế tắc khi sử dụng cổng thanh toán B2B của PayCEC.
Thanh toán thành công là mục tiêu cuối cùng của mọi doanh nghiệp B2B. Để đạt được mục tiêu đó, các công ty B2B cần gặp người mua của họ vào đúng lúc, cung cấp các giải pháp thanh toán B2B có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động giao dịch, và cần phải đủ linh hoạt để đảm bảo rằng không có giao dịch thất bại nào xảy ra do dịch vụ thanh toán B2B không đủ linh hoạt.
Cổng thanh toán B2B của PayCEC là trung gian truyền tải an toàn dữ liệu thanh toán.
Cổng thanh toán B2B của PayCEC hoạt động như một trung gian cho cửa hàng thương mại điện tử trực tuyến và bộ xử lý thanh toán. Nói một cách dễ hiểu, có thể hiểu nôm na là ngay sau khi khách hàng nhập thông tin thanh toán trên website, tại đây, cổng thanh toán B2B của PayCEC có nhiệm vụ gửi thông tin thanh toán đến bộ xử lý thanh toán với quy trình bảo mật tối đa.
PayCEC đã trải qua một hành trình nỗ lực không ngừng nghỉ để có được sự hiểu biết toàn diện về “B2B là gì?” và tất cả các yếu tố liên quan đến kinh doanh B2B, thương mại điện tử B2B, tiếp thị B2B, thanh toán B2B, và các ví dụ nổi bật của chúng.
Với bài viết này, PayCEC hy vọng bạn có thể tìm thấy thêm thông tin bổ ích về các giải pháp thanh toán B2B trong một nền tảng thương mại điện tử B2B mang tính cạnh tranh cao. Hơn teh61 nữa, nếu bạn muốn khám phá thế giới thanh toán B2B, đã đến lúc tham gia với chúng tôi ngay nào.
Cổng thanh toán PayCEC ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các doanh nghiệp trong việc chấp nhận thanh toán trực tuyến một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, quy trình thanh toán của chúng tôi được phát triển để có thể hoạt động liên tục và hiệu quả trên tất cả các nền tảng và thiết bị. Chúng tôi tự hào khi sở hữu cả về công nghệ vượt trội và dịch vụ được khách hàng đánh giá cao.
Cổng thanh toán PayCEC là một nền tảng thanh toán khắp toàn cầu, không chỉ cho phép khách hàng thanh toán nhanh chóng và an toàn, mà còn có thể rút tiền về tài khoản doanh nghiệp của họ với nhiều loại tiền tệ khác nhau.
Chúng tôi đã tạo ra một hệ sinh thái mở cho phương thức thanh toán an toàn mà các doanh nhân và doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn để giao dịch trực tuyến với nhau ở trên mọi thiết bị. Chúng tôi tự hào duy trì mức độ hài lòng của khách hàng ở mức cao nhất.
Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ với tư cách là đối tác kinh doanh và nhà cung cấp dịch vụ tài chính đáng tin cậy của bạn trong ngành và các dịch vụ liên quan đến kinh doanh khác. Với sự giúp đỡ của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của chúng tôi, để giúp các thương nhân đạt được mục tiêu phát triển và mở rộng thị trường kinh doanh quốc tế.
Luồng thanh toán của chúng tôi đã phát triển trong thế giới thương mại điện tử để hoạt động liền mạch và hiệu quả trên tất cả các nền tảng và thiết bị. Chúng tôi rất vui khi kết hợp công nghệ với dịch vụ khách hàng, để giải quyết các mối quan tâm của bạn vào lúc này.
PayCEC là một mạng lưới thanh toán toàn cầu, không chỉ cho phép người bán được thanh toán ngay lập tức và an toàn mà còn cho phép họ rút tiền bằng nhiều loại tiền vào tài khoản công ty của họ.